Bộ không làm sách giáo khoa, hóa ra lại là một việc hay

Thứ hai - 25/05/2020 13:00

Bộ không làm sách giáo khoa, hóa ra lại là một việc hay

Bộ không làm sách giáo khoa, hóa ra lại là một việc hay

hương trình giáo dục phổ thống mới quan trọng

Một vấn đề quan tâm hiện nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên biên soạn một bộ sách giáo khoa trong khi các nhà xuất bản đã làm tốt công việc này. Đặc biệt, sách giáo khoa lớp 1 của chương trình phổ thông mới đang có tới 5 bộ sách để các nhà trường lựa chọn.

Xoay quanh vấn đề này, Phó Giáo sư Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa IX, đại biểu Quốc hội 5 khóa (VII, VIII, IX, X, XI) cho rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn sách giáo khoa vừa tiết kiệm được ngân sách nhà nước, vừa rút ra bài học tâm đắc, đó là giáo dục có thể xã hội hoá được.

Theo đó, việc thực hiện một chương trình có một số sách giáo khoa tiến hành trên quan điểm đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29

Nếu làm được sẽ phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, nhất là đội ngũ nhà giáo có kinh nghiệm dạy học, có nhận thức, hiểu biết về đổi mới tham gia biên soạn sách giáo khoa.

Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa đông đảo, nhờ đó trẻ em được tiếp xúc kiến thức đa dạng. Tôi cho rằng, chủ trương này rất đúng.

Theo Phó Giáo sư Trần Thị Tâm Đan: Quan điểm về chương trình và sách giáo khoa đã có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, vai trò sách giáo khoa rất quan trọng.

Nhưng hiện nay, chúng ta thấy rõ bản chất vấn đề, rằng chương trình mới quyết định.

o tầm quan trọng của chương trình nên nhà nước, mà cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức hoạt động xây dựng chương trình, tổ chức hội đồng thẩm định sách giáo khao.

5 bộ sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định đều đạt yêu cầu. Tất nhiên, không có gì hoàn hảo ngay từ đầu cả, các thành viên tham gia đã cố gắng tối đa, còn chất lượng, hiệu quả, tác động đến đâu, thực tiễn sẽ trả lời.

Sau này, khi thử thách vào thực tiễn, chúng ta phải đợi và không ai cấm Bộ Giáo dục và Đào tạo khi thấy gì chưa hợp lý thì có thể chỉnh sửa, bổ sung.

Cái chính là không đặt sách giáo khoa là quan trọng nhất nên giáo viên, nhà trường hoàn toàn có quyền chọn cái gì tốt, phù hợp nhất để đưa vào giảng dạy.

“Xưa nay Bộ giáo dục và đào tạo biên soạn sách bằng tiền ngân sách. Khi bàn về việc triển khai thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, vấn đề chính được đặt ra tại thời điểm đó là, chúng ta chưa dự báo được xã hội có tham gia đầu tư cho viết sách giáo khoa hay không.

Vì thế, mới đưa ra phương án có thể Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chuẩn bị, tổ chức viết một bộ sách giáo khoa, phòng trường hợp không ai tham gia xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa. Lịch sử của vấn đề là như vậy” – vị này cho biết.

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa thành công nên Bộ không cần thiết tham gia

Nên Bà Trần Thị Tâm Đan cho rằng, còn trong trường hợp phương án xã hội hóa được hưởng ứng, những nhà đầu tư chấp nhận rót vốn vào giáo dục thì nhà nước không cần chi ngân sách nữa.

Giờ mới vỡ lẽ, thì ra xã hội ta có không ít tổ chức, cá nhân hăng hái, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục và cụ thể là viết sách giáo khoa.

Nhìn vào nhiều nước trên thế giới, muốn phát triển chất lượng giáo dục đều phải xã hội hóa.

Việc giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa trong giai đoạn đầu là phương án dự phòng.

Đối chiếu với mục đích ban đầu và nhu cầu của thực tiễn hiện nay, rõ ràng, việc tiếp tục giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách nhà nước là không cần thiết.

Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức xã hội hóa làm sách nghiêm túc, tốt và đã có 5 bộ sách giáo dục đạt yêu cầu. Vì vậy không cần tiêu tốn tiền ngân sách làm bộ thứ 6 để dự phòng.

Chưa kể, trực tiếp tham gia biên soạn các bộ sách giáo khoa lớp 1 vừa rồi đều là những người giàu kinh nghiệm, cố gắng và am hiểu. Nếu vẫn giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa nữa thì cũng vẫn huy động những nhà khoa học, nhà giáo đó.

Bà Trần Thị Tâm Đan nhấn mạnh: “Nghị quyết 88 quy định dự phòng phương án Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, kết quả thực tiễn hiện nay đã trả lời, dự phòng không cần nữa.

Làm gì cũng cần dựa vào thực tiễn. Nghị quyết cũng để vào thực tiễn, để thực hiện công việc tốt hơn. Thay đổi xuất phát từ thực tiễn là điều rất cần.

Ta tiết kiệm được ngân sách nhà nước và rút ra được một bài học rất tâm đắc, đó là giáo dục có thể xã hội hoá được.

Qua lần này, nếu có quan điểm tốt, cơ chế, chính sách tốt, thì nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng đầu tư xã hội hóa cho giáo dục và giáo dục triển khai xã hội hóa có khả năng thành công”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay202
  • Tháng hiện tại1,435
  • Tổng lượt truy cập119,776
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi